Theo đề xuất, xe dưới 12 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn sẽ tăng mức phí từ 40.000 đồng lên 60.000 đồng cho suốt tuyến đường. Nếu được chấp thuận, thời gian tăng phí trên cao tốc này sẽ được áp dụng từ ngày 1/6 đến ngày 31/12, tăng doanh thu khoảng 620 tỷ đồng.
Cao tốc TP HCM - Trung Lương.
Bên cạnh đó, để đủ vốn cho dự án, Bộ Giao thông cũng kiến nghị Chính phủ cho phép hỗ trợ 325 tỷ đồng từ nguồn vốn bán quyền thu phí đường cao tốc TP HCM - Trung Lương để đầu tư cho dự án. Tổng cộng số tiền dự kiến thu về là 945 tỷ đồng.
Tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP HCM - Trung Lương do Bộ Giao thông làm chủ đầu tư đã hoàn thành, đưa vào khai thác và bàn giao cho TP HCM quản lý. Hai nút giao Tân Tạo và Chợ Đệm là hạng mục bổ sung để nối vào đường cao tốc TP HCM - Trung Lương đã được Chính phủ chấp thuận năm 2009 và Bộ Giao thông đã phê duyệt thiết kế từ năm 2010. Tuy nhiên, thời điểm đó nguồn vốn ứng trước từ ngân sách nhà nước phải tập trung để hoàn thành tuyến đường chính nên không đủ vốn cho các nút giao này.
Trước đó, từ ngày 25/2/2012, Bộ Giao thông đã giao Tổng công ty Cửu Long tổ chức thu phí các phương tiện qua cao tốc TP HCM - Trung Lương với mức thấp nhất là 40.000 đồng và cao nhất là 320.000 đồng. Sau đó, doanh nghiệp vận tải đã phản đối vì phải chịu mức phí quá cao. Nhiều xe tải nặng và xe container không sử dụng cao tốc mà chuyển sang đi Quốc lộ 1 để "né" đóng phí.
Trước tình hình đó, Hiệp hội vận tải TP HCM và tỉnh An Giang đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng giảm mức phí đang áp dụng để đảm bảo công bằng và linh hoạt. Cuối cùng, Bộ Giao thông đã đề nghị Bộ ke standee gia re Tài chính xem xét giảm 25-30 % phí cho xe tải trên 18 tấn. Đến cuối tháng 7/2012, Chính phủ đã đồng ý phương án giảm phí ke standee của Bộ Tài chính.
TP HCM - Trung Lương là tuyến cao tốc đầu tiên dành cho ôtô chính thức thông xe ngày 3/2. Với tuyến cao tốc này, thời gian từ TP HCM đến Tiền Giang được rút ngắn chỉ còn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút trước kia. Cao tốc TP HCM - Trung Lương có kệ standee chiều dài toàn tuyến là 61,9 km, được thiết kế với vận tốc 120 km/h, gồm 6 làn xe, tổng chi phí ước tính 10.000 tỷ đồng.
Cục Quản lý đường bộ 4 - đơn vị quản lý và duy tu tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương cho biết đã giao Trung tâm kỹ thuật đường bộ (thuộc Tổng cục Ðường bộ Việt Nam) tư vấn thẩm tra an toàn giao thông để nâng tốc độ cho xe lưu thông từ 100 km/h lên 120 km/h.Ðể bảo đảm xe êm và an toàn lưu thông trên tuyến đường khi nâng tốc độ lên 120 km/giờ, đơn vị tư vấn đã đề xuất cần trải thảm thêm lớp nhựa novachip (chất tạo nhám, công nghệ Mỹ) dày khoảng 2 cm ở những đoạn có đường chui, cống đi dưới mặt đường cao tốc. Ðồng thời bổ sung biển báo, sơn phản quang trên mặt đường và các thiết bị phòng hộ... Dự kiến từ nay đến cuối tháng 3 nếu được chấp thuận, đơn vị sẽ cho tăng cường bổ sung các điều kiện an toàn giao thông và cho điều chỉnh biển báo nâng tốc độ đường cao tốc.
Hữu Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét